Archive

Posts Tagged ‘gạo lức nguyên phôi’

GẠO VIBIGABA GIÀU DƯỠNG CHẤT, THÍCH HỢP CHO NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

March 18, 2013 4 comments

Image

Mô tả:

Trong quá trình nảy mầm, một số chất dinh dưỡng được tạo ra và tăng cao như gamma amino butyric acid (GABA), vitamin E, niacin, vitamin B1, B6… và một số chất chống ô xy hóa.

Thành phần (chi tiết):

Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Dinh dưỡng thuộc Sở Y tế TPHCM năm 2012 cho thấy, chỉ số đường huyết cơm gạo mầm VIBIGABA tăng chậm hơn và cũng giảm chậm hơn so với glucose chuẩn dưới dạng glucose anhydrous. Chỉ số đường huyết trung bình của VIBIGABA chỉ bằng 58% so với glucose chuẩn .

Gạo mầm VIBIGABA được SX và phân phối tại Việt Nam, có nhiều tác dụng tốt cho hệ thần kinh con người, giúp gia tăng hàm lượng hormone tăng trưởng trong huyết tương, điều hòa chỉ số đường huyết trong máu, điều này đặc biệt tốt đối với bệnh nhân đái tháo đường .

Các chỉ tiêu dinh dưỡng trong gạo mầm VIBIGABA

STT

Chỉ tiêu

Kết quả
1 Hàm lượng gamma amino butyric acid ( GABA) 120-200 mg/kg
2 Hàm lượng inositol 166,0 mg/kg
3 Hàm lượng protid 10,15 g/100 g
4 Hàm lượng vitamin B1 6,83 mg/kg
5 Hàm lượng vitamin E 5,01 mg/kg
6 Hàm lượng lipid 2,40 g/100 g
7 Hàm lượng xơ thô 0,52 g/100 g
8 Hàm lượng calci 70,33 mg/kg

Image

Gạo Vibigaba dành cho:
* Người đang bị đái tháo đường
* Huyết áp cao
* Những người muốn an thần, đầu óc minh mẫn hơn
* Dành cho người đang có cần bổ sung Canxi
* Những vận động viên muốn tăng sinh sản của một số hoocmôn
Để biết thêm thông tin vui lòng gọi đến số 0909.34.99.88 (Mr. Thái) để được tư vấn thêm hoặc để đặt gạo Vibigaba Gạo Phương Nam
Hoặc có thể tham khảo qua website: GaoPhuongNam.vn

Phòng, trị bệnh đái tháo đường

March 18, 2013 6 comments
Từ điển Y khoa – Bệnh lý [ 3/3/2009 | 7:18 GMT+7 ]
GiaoDucSucKhoe.net (Theo ThS. BS Phan Hữu Phước – Trưởng Khoa Lão, BV Nguyễn Trãi – TP. HCM – Người Lao Động)
Người bệnh đái tháo đường hay mắc phải sai lầm là ăn trước rồi uống thuốc sau, làm đường trong máu tăng lên rất cao gây ra nhiều biến chứng nguy hiểmSau 65 tuổi, tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là 16% và bệnh ĐTĐ ở người lớn tuổi thường xuất hiện nơi những người dư cân hoặc béo phì. Tỉ lệ bệnh ĐTĐ ở người bị bệnh béo phì cao gấp 4 đến 30 lần so với người không bị béo phì.

 Tổn thương bàn chân ở những bệnh nhân bị đái tháo đường. Ảnh: C.T.V

Tổn thương bàn chân ở những bệnh nhân bị đái tháo đường. Ảnh: C.T.V

Gây tổn thương nhiều cơ quan

Bệnh ĐTĐ có các triệu chứng sớm như kiến bu vào những giọt nước tiểu rơi vãi bên ngoài cầu, bệnh nhân bỗng nhiên uống nhiều, tiểu nhiều (cả về lượng nước tiểu lẫn số lần đi tiểu), ăn nhiều, sụt cân, mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, rụng tóc (thường gặp ở phụ nữ), rối loạn kinh nguyệt, viêm âm đạo, mờ mắt, nhiễm trùng da, nhiễm trùng tiểu tái đi tái lại… Nhưng trong thực tế , ĐTĐ là bệnh diễn tiến tương đối âm thầm, có khi không có biểu hiện gì cho đến khi xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm và nặng nề.

Biến chứng cấp tính liên quan đến lượng đường trong máu như lượng đường trong máu tăng quá mức hay hạ thấp quá mức dẫn đến hôn mê. Các biến chứng lâu dài khá thường gặp, diễn tiến chậm chạp và ít có biểu hiện triệu chứng sớm.

Người bệnh ĐTĐ dễ mắc các bệnh tim mạch như cao huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực, loét chân, hoại thư chân… Còn nhóm biến chứng do hư hỏng các mạch máu nhỏ li ti ở não, mắt, thận làm cho các cơ quan này bị tổn thương thì rất đa dạng. Ngoài ra, sức đề kháng của người bệnh ĐTĐ cũng suy giảm và tình trạng đường trong máu cao cũng rất dễ bị nhiễm trùng, nhất là nhiễm lao như lao phổi hay nhiễm nấm phổi.

Những người mắc bệnh ĐTĐ cần đặc biệt lưu ý triệu chứng rối loạn thần kinh cảm giác ở chân, biểu hiện bởi bàn chân giảm cảm giác. Trên thực tế, người bệnh ĐTĐ điều trị không được tốt thường dễ có biến chứng rối loạn thần kinh cảm giác ở chân. Vết thương ở bàn chân rất khó lành, thậm chí có thể gây nguy hiểm tính mạng hoặc cắt cụt chân để xử trí những trường hợp vết thương lan tràn quá nặng nề.

Kiểm soát chế độ ăn, chuyện không nhỏ

Ai cũng biết bệnh ĐTĐ liên quan đến chế độ ăn có quá nhiều chất ngọt, tinh bột. Và việc thay đổi thói quen ăn uống là việc không dễ dàng, thậm chí rất khó khăn vì thói quen ăn uống hình thành từ lúc còn nhỏ tuổi. Trong khẩu phần ăn hằng ngày, thường chủ yếu là cơm, thêm chút canh, rau, vài miếng thịt… và hay uống nước ngọt để giải khát.

Khi bị ĐTĐ, người bệnh phải thay đổi hoàn toàn chế độ ăn uống, giảm ăn chất bột (cơm, phở, bánh mì…), ăn không quá một chén cơm mỗi buổi và phải ăn thế vào đó nhiều rau, cải, thịt, kiêng ăn mỡ động vật, kiêng cữ các chất ngọt có đường như chè, nước ngọt, nhiều loại trái cây ngọt.

Suy nghĩ sai lầm mà người bệnh ĐTĐ hay mắc phải là cứ ăn trước rồi uống thuốc sau làm đường trong máu có lúc tăng lên rất cao, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tập thể dục rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Khi luyện tập vận động, cơ thể sẽ tăng sử dụng đường làm giảm đường trong máu. Nhưng cũng cần phòng ngừa biến chứng hạ đường trong máu lúc đang luyện tập.

Còn điều trị, có thể là thuốc uống hay thuốc tiêm. Khi dùng, cần chú ý tác dụng phụ hạ đường trong máu của thuốc. Khi bị hạ đường trong máu, người bệnh có cảm giác xây xẩm muốn xỉu, vã mồ hôi, nặng hơn là hôn mê. Lúc này chỉ cần cho uống vài hớp nước đường hay nước ngọt, người bệnh sẽ tỉnh lại ngay.

Chăm sóc bàn chân khi bị ĐTĐ

Khi đã có giảm cảm giác ở bàn chân, người bệnh nên rửa chân sạch bằng xà bông và nước ấm mỗi ngày, không mang giày hoặc vớ quá chật có thể làm máu đến nuôi dưỡng chân kém, tránh sử dụng vớ bằng sợi tổng hợp vì vớ chủ yếu là ni lông không hút nước, thường làm chân bị hầm hơi, nên dùng vớ làm bằng sợi cotton giúp dễ hút nước.

Nên xem xét bàn chân mỗi ngày cẩn thận từ mu bàn chân, gót chân, lòng bàn chân, đến kẽ ngón chân, móng chân. Nếu thấy khó quan sát lòng bàn chân có thể sử dụng một cái gương nhỏ.

Cần chú ý phát hiện ngay cả những vết thương nhỏ, vết nứt da, sừng hóa. Ngay cả cắt móng chân cũng nên hết sức cẩn thận tránh trầy xước, không nên cắt quá ngắn, quá sát. Không nên đi chân đất, không ngâm chân trong nước nóng quá lâu. Nếu bỏ hút thuốc lá sẽ giúp máu đến nuôi dưỡng bàn chân tốt hơn.

Trích từ GaoDucSucKhoe.Net

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG KHI TRỜI TRỞ LẠNH

March 12, 2013 2 comments

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG KHI TRỜI TRỞ LẠNH

1. Thêm tỏi vào bữa ăn

2. Nên ăn hàu và một số loại hải sản

3. Tăng vitamin C từ rau củ quả

4. Đừng xem thường khoai lang

5. Dùng thêm trà xanh

6. Trái sung

CÁCH CHỌN GẠO ĐỂ NẤU CƠM NGON

March 12, 2013 2 comments

ImageTrong ngũ cốc, chất lượng protein của gạo là tốt hơn cả vì tỉ lệ các axit amin cân đối hơn. Gạo càng được xay xát kỹ các dưỡng chất quý trên càng không còn được là bao nhiêu.

Nấu cơm tưởng là công việc dễ dàng nhất, nhưng để có những bát cơm ngon không hề đơn giản. Trong đó có khâu liên quan đến chọn gạo.

Chọn gạo:
Gạo mới thu hoạch vừa dẻo, thơm, ngon cơm và nhiều chất dinh dưỡng.

Kích thước Hạt gạo to hay nhỏ không quan trọng vì kích thước của gạo tuỳ thuộc vào từng giống lúa. Gạo ngon là gạo được phơi kỹ, già nắng, đều hạt, sóng hạt, mượt mà, trong đều.

Không nên chọn những loại gạo được xát kỹ (hạt gạo trắng, ít cám) bởi các chất dinh dưỡng quý như: Protein, lipid, canxi và vitamin nhóm B đều ở lớp ngoài cùng của hạt gạo và trong mầm hạt.

Trong ngũ cốc, chất lượng protein của gạo là tốt hơn cả vì tỉ lệ các axit amin cân đối hơn. Gạo càng được xay xát kỹ các dưỡng chất quý trên càng không còn được là bao nhiêu.

Để có nồi cơm ngon và độ dẻo vừa phải, thơm và ráo cơm. Nhiều gia đình đã dùng cách phối trộn với nhau như trộn các loại gạo có độ dẻo nhiều như tám Thái Lan, Bắc Hương, Si hay dẻo… với những loại gạo khô, đậm cơm như tám Hải Hậu, Dự Hom…

Vo gạo
Công đoạn đầu tiên của quá trình nấu cơm là vo gạo. Ở công đoạn này, nhiều người thường vo đến khi nước trong mà không biết rằng như thế đã làm mất 40 – 50% vitamin B1 có trong cám gạo.

Công đoạn thứ hai là nấu cơm. Hiện nay các gia đình phổ biến dùng nồi cơm điện để nấu. Các bà nội trợ nên dùng nước sôi để nấu, cơm sẽ ngon hơn.

Bảo quản gạo
Nếu gạo không được bảo quản tốt, chất lượng bị suy giảm, sẽ bị mốc meo và sinh các độc tố vi nấm như mycotoxin, aflatoxin gây độc hại cho cơ thể. Để tránh mốc gạo cần để gạo nơi khô ráo và ăn đến đâu mua đến đấy, không nên dự trữ gạo.

GAO DÀNH CHO NGƯỜI BỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

March 12, 2013 4 comments

GAO DÀNH CHO NGƯỜI BỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Gạo Vibigaba dành cho:
* Người đang bị đái tháo đường
* Huyết áp cao
* Những người muốn an thần, đầu óc minh mẫn hơn
* Dành cho người đang có cần bổ sung Canxi
* Những vận động viên muốn tăng sinh sản của một số hoocmôn
Để biết thêm thông tin vui lòng gọi đến số 0909.34.99.88 (Mr. Thái) để được tư vấn thêm hoặc để đặt gạo Vibigaba Gạo Phương Nam
Hoặc có thể tham khảo qua website: GaoPhuongNam.vn

PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG

March 12, 2013 4 comments

Phương pháp Thực dưỡng là gì?
Phương pháp “thực dưỡng” (Macrobiotics) là “phương pháp dưỡng sinh thông qua ăn uống”. Phương pháp được khám phá bởi giáo sư người Nhật có tên Sakurazawa Nyoichi (George Ohsawa).

Anh chị em nào quan tâm sâu hơn và muốn có một phương pháp thích hợp cho riêng mình thì xem chi tiết ở bài viết bên dưới. Thái nghĩ rằng nó hữu ích cho các anh chị em.

Nếu quan tâm sâu hơn nữa thì hãy gọi cho Thái theo số 09.09.34.99.88. Thái sẽ chia sẻ cho bạn theo những gì Thái biết được.

http://gaophuongnam.vn/phuong-phap-thuc-duong/

THỰC PHẨM DÀNH CHO NGƯỜI BỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

March 12, 2013 5 comments

Image

Cuộc sống hiện đại ngày càng phát triển kéo theo đó là lối sống vội vàng của chúng ta. Dường như một ngày có 24 giờ là quá ít cho mọi người. Ai cũng bận rộn, chuyện gia đình, công việc, các mối quan hệ xã hội,…Chính lối sống vội này đã kéo theo hệ lụy của nó là những căn bệnh như: tiểu đường, béo phì, ung thư,… Trong số này thì bệnh tiểu đường đang có xu hướng phát triển mạnh hiện nay trên thế giới, nó trở thành một trong những mối e ngại lớn của các quốc gia.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới và Hiệp hội Đái tháo đường thế giới, năm 1995 có 135 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, chiếm 4% dân số toàn cầu. 5 năm sau có 157 triệu người mắc, chiếm 4,8% dân số toàn cầu. Dự báo đến năm 2025 con số này sẽ là 300 triệu, trong đó khu vực Tây Thái Bình Dương có số người mắc bệnh đông nhất với 44 triệu, Đông Nam Á 35 triệu, tốc độ gia tăng ở các nước đang phát triển là 170%.
(Nguồn: vnexpress.net)

Sơ lược về bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh “đái tháo đường” hay một số nơi còn gọi là bệnh “dư đường”. Nguyên nhân bệnh này là do cơ thể thiếu hoặc bị giảm hoocmon Insulin dẫn đến gây rối loạn việc chuyển hóa chất đường trong cơ thể, kéo theo hậu quả là cơ thể dư thừa chất đường. Bệnh tiểu đường còn là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh hiểm nghèo như: tim mạch, tai biến mạch máu não, suy thận,…

Bệnh tiểu đường thường được chia làm 2 loại: bệnh tiểu đường loại 1 và bệnh tiểu đường loại 2.

Bệnh tiểu đường loại 1:
Bệnh tiểu đường loại 1 khá hiếm, số bệnh nhân mắc phải chỉ chiếm 5-10%, thường được phát hiện ở trẻ em và người trẻ tuổi (dưới 20 tuổi).
Những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 thường có các triệu chứng sau: ăn, uống nhiều hơn bình thường, đi tiểu nhiều, cơ thể gầy ốm, mắt bị mờ dần, ở trẻ em thì chậm phát triển và cơ thể rất dễ bị nhiễm trùng.

Bệnh tiểu đường loại 2:
Bệnh tiểu đường loại 2 chiếm đa số trong tổng số bệnh nhân (90-95%), thường gặp ở người trên 40 tuổi, tuy nhiên gần đây đã phát hiện ở lứa tuổi 30, thậm chí có trường hợp ở tuổi thanh niên.
Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 thường ít có triệu chứng và chỉ được phát hiện khi xuất hiện các biến chứng hoặc trong quá trình khám sức khỏe hoặc xét nghiệm máu trước khi phẫu thuật,…

Chế độ ăn và thực phẩm dành cho người tiểu đường.
Người mắc bệnh tiểu đường là do sự rối loạn về chuyển hóa chất đường trong cơ thể, cho nên việc ăn uống hằng ngày phải được chia thành nhiều bữa nhỏ và đúng giờ giấc để giúp cơ thể dễ hấp thu chất đường và tránh lượng đường lên cao trong máu, đồng thời tránh việc cơ thể bị hạ đường huyết. Theo các chuyên gia y tế thì tốt nhất là bệnh nhân tiểu đường nên áp dụng 3 bữa chính và 1 đến 3 bữa phụ mỗi ngày.

Bên cạnh đó các chuyên gia cũng khuyên rằng nên sử dụng nhiều rau, củ, quả (chứa nhiều chất xơ) trong bữa ăn để làm chậm quá trình hấp thụ đường huyết, đồng thời giảm lượng cholesterol trong máu, phòng chống được táo bón và giảm đáng kể nguy cơ bị ung thư ruột già.

Các chuyên gia cũng đặc biệt lưu ý là bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế tối đa các món ăn hầm thật nhừ, hoặc xay thật nhuyễn, tẩm bột chiên, hoặc những món ăn cần phải chế biến ở nhiệt độ quá cao.

Đối với việc nêm nếm gia vị các món ăn cho người tiểu đường cũng cần phải đặc biệt chú ý. Các món ăn cho người tiểu đường nên có vị nhạt, nêm nếm gia vị, mắm, muối vừa phải hoặc có thể nhạt hơn bình thường thì càng tốt. Đồng thời nên hạn chế tối đa các món ăn như chao, mắm, bột ngọt, lạp xưởng, giò lụa…

Do chế độ ăn uống của người bệnh tiểu đường rất kiêm khem nên dễ dẫn đến tình trạng thiếu chất dinh dưỡng. Cho nên việc chọn lựa thực phẩm cho người bệnh này khá phức tạp và phải chú ý kỹ, vừa phải đảm bảo lượng đường vừa phải, hợp lý, vừa phải đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể. Theo các chuyên gia thì chúng ta nên tập trung vào các nhóm dinh dưỡng chính sau đây:

+ Nhóm dinh dưỡng đường: để bảo đảm lượng đường vừa đủ cho cơ thể mà không lo ngại lượng trường trong máu cao, các chuyên gia khuyên rằng nên sử dụng các loại thực phẩm như gạo lức, cơm, miến, mì, khoai, bắp…trong thực đơn hằng ngày. Đồng thời phải cực kỳ hạn chế các loại bánh, kẹo, nước ngọt, các thực phẩm có chứa đường hóa học…

+ Nhóm dinh dưỡng đạm: theo lời khuyên của các chuyên gia, để đảm bảo đủ chất đạm cho người bệnh tiểu đường thì chúng ta nên sử dụng các thực phẩm như cá, các loại hải sản, hoặc các loại đạm thực vật như đậu hủ, đậu nành, đậu que hoặc một số loại nấm.

+ Nhóm dinh dưỡng chất béo: việc sử dụng các thực phẩm để cung cấp chất béo cho người bệnh tiểu đường cũng cần phải chú ý kỹ lưỡng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chúng ta có thể sử dụng các loại dầu thực vật như dầu nành, dầu mè, hoặc dầu cọ…và nên sử dụng ít nhất 2 lần mỡ cá một tuần và tuyệt đối không sử dụng mỡ động vật, margarine, bơ, óc lợn, các loại đồ lòng, phủ tạng động vật…

+ Nhóm dinh dưỡng từ trái cây (Vitamin): Vấn đề chọn lựa trái cây cho người bệnh tiểu đường cũng là một vấn đề cần phải được lưu ý, vừa cung cấp đủ Vitamin đồng thời lượng đường trong các loại trái cây không được quá cao. Chính vì thế, theo ý kiến của các chuyên gia, chúng ta nên chọn các loại trái cây ít ngọt như: thanh long, bưởi, mận, táo, quýt, cam…

Tóm lại, việc xây dựng một chế độ ăn gồm các thực phẩm dành cho người tiểu đường là cực kỳ quan trọng và phải chú ý kỹ lưỡng. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, cuộc sống bận rộn khiến chúng ta cũng không có nhiều thời gian dành cho việc ăn uống, chính vì thế những gợi ý của các chuyên gia dinh dưỡng ở trên sẽ phần nào giúp chúng ta có được một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, hiện nay có một số thực phẩm nguồn gốc thiên nhiên bổ trợ dành cho người bệnh tiểu đường nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.